Cứ mỗi độ xuân về thì khắp mọi nẻo đường đều rực rỡ hình ảnh cây mai, cây đào ngày Tết. Với vẻ đẹp rực rỡ, giàu ý nghĩa và dễ chăm mà cây hoa mai thường được lựa chọn để trang trí nhà cửa dịp Tết. Cây mai trong “tùng, cúc, trúc, mai” tức là tượng trưng cho vẻ đẹp của một người quân tử, trong đó hoa mai tượng trưng cho cốt cách thanh cao, trong sạch của con người. Bên cạnh việc làm sao cho hoa nở hoa đúng ngày Tết thì việc chăm sóc hoa sau ngày này cũng vô cùng quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc cây mai vàng sau ngày Tết nhé!
Tại sao phải chăm sóc cây mai sau Tết?
Sau một mùa Tết khoe sắc thì hoa mai sẽ tàn dần. Chính vì vậy chúng ta cần chăm sóc cho cây hồi phục, khoẻ mạnh để ra hoa cho mùa Tết năm sau. Không chỉ vậy còn giúp tạo vẻ đẹp cho căn nhà, xây dựng không gian xanh. Chăm sóc hoa mỗi ngày còn giúp chúng ta thư giãn, tinh thần khoẻ mạnh hơn rất nhiều. Sau đây là cách chăm sóc cây mai vàng sau ngày Tết chi tiết nhất mọi người hãy cùng đón xem:
Thay đất đổi chậu cho cây mai
Đất trồng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mai. Tuy nhiên nếu trồng chậu, sau một thời gian đất sẽ nghèo kiệt dinh dưỡng, trở nên xơ cứng và không còn phù hợp để trồng cây nữa. Đặc biệt cây mai sinh trưởng tốt trong đất dinh dưỡng, tơi xốp vì vậy việc thay đất là vô cùng cần thiết. Ngoài ra sau một năm trồng thì cây mai sẽ phát triển kích thước, trở nên lớn hơn nên chúng ta cần thay chậu để tạo không gian tốt nhất cho rễ phát triển.
Trước khi thay chậu nên phơi cây ở nơi thoáng mát, sạch sẽ từ 3 – 5 ngày. Kế đến hãy tiến hành cắt tỉa hết hoa và nụ hoa mai đồng thời cắt bỏ những cành quả dài hoặc nhiễm nấm, sâu bệnh. Nên sử dụng keo liền da cây (Mỹ Tiến, Tree seal…) giúp vết cắt mau lành và bảo về cây tránh được các tác nhân xâm nhập qua vết cắt gây bệnh cho cây.
Cách chuẩn bị đất mới cho cây mai rất dễ, tuy nhiên cần đáp ứng điều kiện đất không có mầm bệnh, tơi xốp và màu mỡ, giàu dinh dưỡng. Nên phối trộn thêm các loại giá thể để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất. Công thức trộn đất mà bạn có thể tham khảo cho cây mai:
5 xơ dừa + 4 trấu sống + 1 phân trùn quế
4 xơ dừa + 3 trấu sống + 2 đất thịt + 1 phân bò (hoặc phân trùn quế)
Chậu trồng cây có thể lựa chọn chậu sành, sứ, xi măng… Kích cỡ phải phù hợp với cây trồng.
Xem thêm Hướng dẫn chăm sóc mai vàng miền bắc phát triển tốt ra hoa đúng tết
Cách thay chậu cho cây mai
Sau khi chuẩn bị xong hỗn hợp đất trồng, chậu cây thì có thể tiến hành lấy cây từ chậu cũ ra, nếu rễ cây nhiều và già nên tiến hành cắt tỉa bớt vì chúng có khả năng hút chất dinh dưỡng yếu. Cho hỗn hợp đất trồng mới vào khoảng 1/2 chậu sau đó đó đặt cây vào chậu ngay ngắn theo hướng mong muốn. Tiếp tục cho hỗn hợp đất còn lại vào cho đầy chậu để kết thúc thao tác thay đất cho cây. Nếu có điều kiện thì nên mua và rải viên đất nung lên bề mặt để trang trí đồng thời giữ ẩm cho cây mai.
Thay đất trồng và chậu xong thì đặt cây ở nơi thoáng mát từ 1 – 2 ngày sau đó đem cây ra chỗ vó nhiều nắng. Việc tiếp theo cần phải làm đó là kích rễ cho cây với kích thích ra rễ N3M pha theo liều lượng được hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất. Sử đụng thuốc kích rễ vào lúc chiều mát là tốt nhất. Sử dụng liên tục 3 đến 4 lần, mỗi lần cách nhau 7 đến 10 ngày. Đặc biệt khi vừa thay đất cho mai xong tuyệt đối không bón phân cho cây, vì bộ rễ không thể hấp thụ được dinh dưỡng, thậm chí phân có thể làm hư thối bộ rễ.
Cách chăm sóc cây mai sau Tết theo từng giai đoạn
Từ tháng 1 – 6
Đây là thời điểm cây mai suy yếu nhất nên chúng ta cần chăm sóc đặc biệt và kĩ càng. Ngoài thay đất trồng thì mọi người cũng cần phải lưu ý về nước, ánh sáng, phân bón… hãy đảm bảo những yếu tố cần thiết để cây mai có thể phát triển toàn diện nhất.
Về nước tưới thì cây mai có nhu cầu khá cao, trời nắng tưới 2 lần mỗi ngày, trời mát thì giảm tần suất xuống 1 lần mỗi ngày. Đặc biệt cây mai rất thích tưới nước sông, nước mương, ruộng, nước giếng… Bên cạnh đó, ánh sáng là yếu tố quan trọng để cây mai phát triển tốt. Mai thích ánh sáng trực tiếp nên hãy đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng, định kỳ xoay cây mai thường xuyên mỗi tuần để cây nhận đủ ánh sáng. Tuy nhiên sau khi thay chậu nên đặt cây ở nơi râm mát.
Cuối cùng là bón phân, trong tự nhiên cây mai có thể vươn rễ dài để hút dinh dưỡng nhưng trong chậu thì không. Do vậy nên bón phân thường xuyên cho cây 2 tuần/lần cho cành lá sum suê, cây khoẻ mạnh. Khuyến khích nên sử dụng phân hữu cơ như phân trùn quế, phân bò… Còn sử dụng phân vô cơ để ra hoa đẹp, chuẩn màu thì cần tuân thủ liều lượng nhất định tránh cây bị xót, ngộ độc phân.
Tìm hiểu thêm Mua mai vàng con, giống mai vàng 9 cánh ở đâu?
Từ tháng 6 – 12
Lúc này cây đã ổn định, phát triển tốt, ra nhiều cành lá và cũng là lúc cây bắt đầu phân hoá nụ. Vào khoảng thời gian cuối năm là có thể thúc đấy bón phân, tỉa cành để cây ra hoa vào dịp Tết. Giai đoạn tháng 6 – 9 nên bón phân DAP để bổ sung lân cho nụ hoa to, khoẻ hơn. Từ tháng 9 các nụ hoa bắt đầu hình thành, lúc này không nên bón phân lân hay ure vì sẽ làm cây trổ hoa trước Tết. Thay vào đó nên bón phân có nồng độ kali cao và tiến hành cắt lá để tập trung phát triển nụ, ra hoa.
Bón phân gì cho cây mai sau Tết?
Bón phân cho cây mai là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Phía trên chúng tôi mới chia sẻ tổng quát về cách bón phân cho cây mai. Vậy nên bón phân gì cho cây mai sau Tết để cây phát triển tốt, năng suất cao? Phân bón cho cây mai không chỉ một loại, vào từng giai đoạn sinh trưởng thì sẽ áp dụng những loại phân bón khác nhau. Đặc biệt thời điểm sau Tết cần tăng cường bón phân cho cây phục hồi. Các loại phân bón tốt nhất được khuyến dùng trong giai đoạn này là phân bón hữu cơ, nhiều mùn như phân bò hữu cơ vi sinh, phân trùn quế,..
Tìm hiểu thêm chăm sóc mai vàng tháng 9 al
Ngoài các loại phân bón trên thì chúng tôi khuyến khích nhà vườn nên dùng thêm Dinh dưỡng trung vi lượng Laforge giúp cải tạo đất, bổ sung dinh dưỡng cho cây mai. Dinh dưỡng Laforge sẽ giúp cây khoẻ mạnh từ bộ rễ, thúc đẩy cây phát triển và ra hoa đẹp. Thuộc loại dung dịch nên loại phân bón này rất dễ sử dụng, khá hiệu quả.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Ban Công Xanh về cách chăm sóc cây mai sau ngày Tết Nguyên Đán. Sau Tết mọi việc trở lại như bình thường, chúng ta trở lại công việc, đi học và chăm sóc cây cối. Chăm sóc cây mai ra Tết cũng không phải việc gì khó, ngoài việc thay đất trồng thì mọi yếu tố khác cũng giống như chăm sóc cây khi bình thường. Cảm ơn mọi người đã đọc!